Chú thích Phố Hiến

  1. Theo văn bia này (hiện được xem là tư liệu sớm nhất ở Việt Nam viết về Phố Hiến), thì có thể nói rằng Phố Hiến ra đời sớm so với ý kiến của một số nhà nghiên cứu nước ngoài. Theo họ, thì Phố Hiến ra đời năm 1637, sau khi thương điếm Hà Lan được thành lập; hoặc là năm 1633, khi người Hoa kéo đến đây...Nguồn: Đô thị thương cảng Phố Hiến do Đăng Trường biên soạn, Nhà xuất bản VH-TT, 2013, tr. 5.
  2. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có chép: "Cung cũ Hiến Nam ở địa phận xã Nhân Dục, huyện Kim Động là lị sở trấn Sơn Nam đời Lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì tụ tập ở đây, gọi là Vạn lai triều, phong vật phồn thịnh, nhà ngói như bát úp".
  3. Cùng với Hiến ty, các triều đình phong kiến có đặt ra những trạm tuần ty, kiểm soát thuyền bè, có thể ở cả hai bên bờ sông. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì trạm Lãnh Trì ở sát Phố Hiến về phía bắc thuộc huyện Kim Động (tả ngạn sông Hồng). Nhưng theo sách Các tổng trấn xã danh bị lãm lại thuộc huyện Phú Xuyên (hữu ngạn sông Hồng) có hai cửa phụ: một ở Đằng Châu (thành phố Hưng Yên); một ở Lạc Tràng (Kim Bảng, Hà Nam). Trên bản đồ dòng chảy Sông Đàng Ngoài từ Hà Nội ra đến biển do một nhà hàng hải Anh vẽ vào thế kỷ 17, ngoài địa điểm Phố Hiến ở bên tả ngạn được ghi là "Thành phố ở đó người Anh có một thương điếm", thì cũng đánh dấu một địa điểm tụ cư hoặc một lị sở đáng chú ý ở phía đối diện ở bên kia (hữu ngạn) sông Hồng.
  4. Vị trí này được thể hiện rõ trên Bản đồ dòng chảy Sông Đàng Ngoài từ Cacho (Hà Nội) ra đến biển do một nhà hàng hải người Anh vẽ vào thế kỷ 17.
  5. 9 phường có tên chỉ địa vực: Cựu đê thị (phường đê cũ); Ngoại đê thị (phường ngoài đê); Thuỷ đê nội thị (phường trong đê sông); Hà khẩu thị (phường cửa sông); Hậu bi thị (phường Sau bia); Thuỷ giang nội thị (phường trong kênh sông); Thuỷ giang ngoại thị (phường ngoài kênh sông); Vạn mới thị (phường bến mới); Cửa cái phường. 7 phường sản xuất hàng thủ công nghiệp: Hàng Sũ phường (phường Đồ gỗ); Thổ Oa phường (phường Nhuộm vải); Hàng Chén thị (phường Bát Chén); Thuộc bì thị (phường Thuộc da); Hoa lạp thị (phường Nón hoa); Hàng Sơn phường (phường Hồ sơn thếp). 4 phường buôn bán nông thuỷ sản; Hàng Nhục phường (phường Hàng thịt); Hàng Cá phường (phường Hàng cá); Mộc lang phường (phường Bán rau); Hàng Bè phường (phường Bán tre nứa).
  6. "Nằm ở phía sau các vườn tược, ở giữa đường phố lớn của Phố Hiến và con đê, các thương điếm này bao gồm nhiều địa khu hình tứ giác, đất nền đã được nâng cao lên, lấy từ con hào được đào bao bọc xung quanh. Đường hào này hình chữ nhật rộng và sâu, thường khô về mùa đông, và cung cấp nước cho việc trồng lúa về mùa mưa. Vào thời kỳ có các thương điếm nước ngoài, dòng sông mà ngày nay đã ở cách xa 2 km, còn chảy sát gần chân đê và mặt bằng đê ở trước các ngôi chùa đã được dùng làm bến đậu dỡ hàng cho thương cảng".
  7. Tài liệu của Công ty Đông Ấn của Anh cho biết: năm 1673, hàng trăm nóc nhà Phố Hiến đã bị cháy. Lưu trữ của Hội truyền giáo đối ngoại ghi lại vụ cháy ở Phố Hiến tháng 7 năm 1867, "đã thiêu huỷ một nửa thành phố".
  8. Theo tấm bia Chùa Hiến dựng năm 1709, đã có tới hơn 50 địa phương rải rác khắp miền Bắc đã có người di cư tới Phố Hiến làm ăn, như các huyện Chương Đức (Hà Tây ngày nay), Đường Hào (Hưng Yên), Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), Nông Cống, Hoằng Hoá (Thanh Hoá), Bố Chính (Quảng Bình), Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội).
  9. William Dampier miêu tả về người Trung Quốc ở Phố Hiến như sau: "Tất cả họ đều tết bím tóc dài ở đằng sau như phong tục của họ ở trong nước trước khi bị Mông Cổ chinh phục". Một số đã lấy vợ người Việt Nam, sau đó trở thành người Minh Hương.
  10. Đền Mây, Cục văn thư lưu trữ nhà nước
  11. Đền Kim Đằng, Hưng Yên